Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính mỗi năm có khoảng 48 triệu người bị bệnh do ngộ độc thực phẩm. Bảo quản và xử lý thực phẩm tại nhà một cách an toàn là việc bạn có thể thực hiện được. Dưới đây là những hướng dẫn về cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh. Show
Đối với hầu hết các phần thịt bò chưa nấu chín, bạn có thể đông lạnh chúng trong vài tháng mà không bị giảm chất lượng. Bạn có thể giữ các miếng thịt đã cắt như thịt nướng, đông lạnh chúng trong khoảng thời gian từ 4 đến 12 tháng; đối với bít tết là từ 6 đến 12 tháng. Với các loại thịt bò xay, bạn nên đông lạnh chúng không quá 3 đến 4 tháng. Đối với thịt bò đã nấu chín, bạn cũng có thể đông lạnh an toàn những phần thức ăn thừa. Nhưng FDA khuyến cáo bạn chỉ nên giữ đông lạnh chúng trong khoảng 2 đến 3 tháng. Khoảng thời gian đông lạnh có thể lâu hơn nhưng chất lượng của thịt có thể bị thay đổi.
Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh luôn tươi ngon
Bạn có thể rã đông thịt trong tủ lạnh bằng lò vi sóng
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn Nguồn tham khảo: healthline.com, canr.msu.edu XEM THÊM: Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm rất tiện lợi, nhất là đối với những gia đình bận rộn, không có thời gian đi chợ thường xuyên. Thịt là loại thực phẩm được nhiều gia đình thường mua với số lượng nhiều để có thể ăn trong nhiều ngày, nhưng ít ai biết đến bảo quản sao cho đúng cách để thịt không bị nhiễm khuẩn, mất chất dinh dưỡng gây hại đến sức khỏe. Bài viết sau đây, Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn xin gửi đến bạn một số thói quen cực kì nguy hiểm khi bảo quản thịt trong tủ lạnh giúp bạn phòng tránh cũng như bảo quản đúng cách! Không rửa sạch trước khi bảo quản thịt trong tủ lạnhNhiều người thường có thói quen bỏ thịt vào tủ lạnh ngay khi vừa mua từ chợ về mà không rửa chúng trước khi bảo quản đông lạnh. Thói quen này cực kì nguy hiểm vì nếu bạn không rửa sạch thịt sau khi mua về, các chất bẩn sẽ bám dính vào từng thớ thịt khi chúng đông lạnh lại rất khó phát hiện và đem đi chế biến sẽ gây hại đến sức khỏe, có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, việc bảo quản trong ngăn đá, nước thịt có thể bị rỉ xuống các ngăn rau củ phía dưới, nước thịt có thể chứa có vi khuẩn gây bệnh lây lan đến các thực phẩm khác làm chúng nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn. Bạn nên lưu ý khi mua thịt về cần phải rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó dùng nước muối pha loãng để rửa thịt một lần nữa vì muối có tác dụng loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn rất hiệu quả. Sau cùng, bạn cho thịt vào hộp kín hoặc túi nilon và cho vào tủ lạnh để bảo quản. Nên rửa thịt thật sạch bằng nước muối trước khi bảo quản trong tủ lạnh Bảo quản thịt sống trong ngăn mát quá lâuNếu bạn có ý định dữ trữ thịt trong tủ lạnh để sử dụng lâu thì bạn nên bảo quản chúng trong ngăn đá tủ lạnh, giúp kéo dài tuổi thọ của thịt. Còn nếu bạn chỉ mua thịt về và chế biến ngay trong vòng 2 ngày thì có thể bảo quản trong ngăn mát. Vì nhiệt độ của ngăn mát không thích hợp nếu bạn bảo quản thịt sống quá lâu, làm phát sinh các loại vi khuẩn gây hại hoặc làm thịt bị biến đổi các chất dinh dưỡng cực kì gây hại đến sức khỏe của người sử dụng. Bảo quản thịt trong ngăn mát quá lâu sẽ khiến thịt bị biến đổi chất rất nguy hiểm Rã đông và làm đông lại thịt sau khi dùng không hếtThói quen làm đông lại thịt đã rã đông để sử dụng tiếp cho lần chế biến sau vì ăn không hết là điều cực kì nguy hiểm. Cách làm này tạo môi trường cho vi khuẩn tăng lên rất nhiều lần vì thịt đông đá sau khi đã rã đông thì rất dễ bị nhiễm khuẩn và biến chất. Cách tốt nhất là bạn nên chia thịt ra thành từng phần nhỏ đủ dùng cho một lần chế biến, tránh trường hợp sử dụng không hết thì không thể đông đá lại lần nữa. Thói quen làm đông lại thịt đã rã đông là cực kì nguy hiểm Một số lưu ý khi bảo quản thịt trong tủ lạnh- Bạn nên lưu ý bọc thịt thật kín trước khi bảo quản chúng trong tủ lạnh để tránh việc thịt bị nhiễm các vi khuẩn và đảm bảo sự tươi ngon ban đầu. Bạn có thể bọc chúng thành nhiều lớp để khí không thể lọt vào bên trong, tránh tình trạng thịt đông quá cứng làm biến đổi mùi vị khi rã đông. - Nếu bảo quản trong ngăn mát thì nhiệt độ bảo quản của thịt sống là khoảng 2 độ C, còn nếu bảo quản trong ngăn đá thì nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh khoảng -25 độ C giúp kéo dài thời gian sử dụng. - Bạn lưu ý không nên để chung thịt sống và thịt chín gần nhau để tránh sự lây lan vi khuẩn rất có hại cho sức khỏe. - Đối với bất kì loại thịt nào khi bảo quản trong tủ lạnh thì bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra và chỉ lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định để sử dụng. Không nên bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, nếu ăn phải chúng lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa rất nguy hiểm. Trên đây là các thói quen cực kì nguy hiểm khi bảo quản thịt trong tủ lạnh mà Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc bảo quản thực phẩm đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Phương Anh
Dưới đây là 3 loại thực phẩm không nên rửa và 3 loại bắt buộc phải rửa: 1. Thịt gàMột sai lầm hầu hết chúng ta đang làm mỗi ngày là rửa thịt gà trước khi chế biến. Song theo các nhà nghiên cứu, rửa thịt gia cầm sẽ gây nguy hiểm hơn nhiều so với việc cho thẳng vào nồi nấu chín.
Tiến sĩ Jennifer Quinlan (Đại học Rutgers, Mỹ) nói, nếu rửa thịt chưa nấu, nhất là thịt gà, dễ lây lan vi khuẩn salmonella hoặc các vi khuẩn khác khắp nhà bếp, làm tăng nguy cơ phát tán bệnh. Một số vi khuẩn gắn chặt đến nỗi chúng ta không thể rửa chúng dù làm nhiều lần. Các loại thịt khác như bò, lợn, bê, cừu... cũng không nên rửa. Vi khuẩn sẽ được loại bỏ ở nhiệt độ cao, nên bạn đừng lo nấu luôn sẽ bẩn. Nếu bạn vẫn chưa quen thì hãy sử dụng khăn giấy lau sạch bề mặt thịt trước khi nấu. 2. Mì ống
Đừng nghĩ rửa mì ống là hay, bởi việc rửa đã loại bỏ lớp tinh bột bên ngoài - mà chính lớp tinh bột này giúp hấp thụ nước sốt dễ dàng hơn, giúp món mì đậm đà, ngon hơn. 3. NấmBạn không thể rửa nấm hay ngâm nấm trong nước vì nấm hấp thụ nước rất nhiều và sẽ nhanh hỏng. Tốt hơn hết bạn chỉ nên rửa qua thật nhanh và thấm khô bằng khăn giấy và chỉ làm điều này trước khi nấu. Nếu không, nấm sẽ hỏng. Các thực phẩm bắt buộc phải rửa:1. Quả không ăn được vỏBạn thường bổ một quả dưa mà không cần rửa vì nghĩ rằng chỉ ăn bên trong, đâu có ăn vỏ. Làm như thế bạn đang rước bệnh vào người. Trong năm 2010 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã khảo sát 4.500 người, gần như 100 % người được hỏi cho biết họ rửa cà chua trước khi nấu hoặc ăn chúng, nhưng chỉ có 51% nói rằng họ làm như vậy với dưa. Một năm sau đó, dưa bẩn đã gây ra dịch Listeria, làm chết 33 người và gây bệnh cho gần 150 người. Điều này cho thấy, bạn cần phải rửa các loại quả như dưa, chuối... trước khi ăn. Còn dĩ nhiên các loại quả ăn vỏ bạn càng phải rửa. 2. Hạt và hoa quả sấy khôChắc chắn phải rửa hạt ngay cả khi chúng đã bóc vỏ. Chúng ta không bao giờ biết nơi chúng được lưu trữ và cách thức vận chuyển. Rửa sẽ giúp loại bỏ axit phytic - chất bảo vệ hạt khỏi ký sinh trùng nhưng có thể gây hại cho cơ thể con người. Trái cây khô là một trong các loại thực phẩm được xem là bẩn nhất nhưng người ăn thì thường không nghĩ là phải rửa. Dù bạn mua theo lạng, hay mua túi đóng gói thì cũng phải rửa, thậm chí ngâm nó vài giờ mới nên ăn. 3. Hộp thiếcDĩ nhiên vi khuẩn không thể chui vào bên trong chiếc hộp vì có nắp kín. Nhưng vi khuẩn tồn tại trên nắp hộp, nếu bạn không rửa trước khi mở thì sẽ bị xâm nhập.
Tác giả bài viết: Bảo Nhiên |